Sự thật về rạn da khi mang thai
Nội dung chính
Rạn da là hiện tượng trên bề mặt da có xuất hiện các vệt có màu hồng hẹp hay màu đỏ tía. Những vết này còn được gọi là các khía hay các vết vằn. Nếu bị rạn, các vết rạn này có thể xuất hiện ở vùng bụng, đôi khi là ở vùng ngực và đùi trong thời gian bạn mang thai. Dấu hiệu nhận biết ban đầu của rạn da là bạn có biểu hiện ngứa ngáy xung quanh vùng da đang mỏng dần và có màu hồng.
Nguyên nhân gây rạn da là gì?
Rạn da là hiện tượng thường gặp ở hầu hết mọi đối tượng và không gây ảnh hưởng tới thai phụ. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ khi nào da bị kéo căng, ví dụ khi bạn trưởng thành ở lứa tuổi dậy thì hay khi bạn tăng hoặc sụt cân, song những thay đổi về mặt hormone trong khi mang thai lại có thể tác động lên vùng da của bạn và làm gia tăng khả năng rạn da.
Làn da của chúng ta được cấu thành từ 3 lớp chính: lớp biểu bì (nằm ở bên ngoài), lớp chân bì (nằm ở giữa) và lớp mô dưới da (nằm ở trong cùng). Hiện tượng rạn da xảy ra ở màng giữa khi da bị kéo dãn một chút ít trong thời gian ngắn. Hiện tượng kéo dãn này có thể phá vỡ một số vị trí trên chân bì và hình thành nên các vết rạn.
Bạn có bị rạn da hay không còn tùy thuộc vào mức độ làn da của bạn ví dụ như da của một số người có mức độ đàn hồi cao hơn. Sau khi sinh con, các vết rạn sẽ mờ dần và không dễ để nhận ra chúng tuy nhiên các vết rạn này sẽ không biến mất hoàn toàn.
Tăng cân khi mang thai
Bạn có khả năng bị rạn da nếu cân nặng của bạn vượt qua mức trung bình trong thời gian mang thai. Mặc dù mức tăng cân này còn tùy thuộc rất nhiều vào thể trạng từng người song phần lớn phụ nữ khi mang thai đều tăng từ 10 đến 12,5 kg. Bạn nặng bao nhiêu cân còn tùy thuộc vào cân nặng của bạn trước khi mang thai. Bạn không nên ăn kiêng khi đang mang song thai cũng cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng.
Nếu bạn đang lo lắng về mức cân nặng của bản thân hãy trò chuyện với các hộ lý và bác sĩ. Họ có thể đưa ra lời khuyên nếu bạn nặng trên 100 kg hoặc nặng dưới 50 kg.
Rạn da không gây nguy hiểm. Hiện tượng này sẽ không gây ra bất cứ dạng bệnh lý nào và bạn cũng không cần phải đi khám bởi sẽ không có bất cứ phương pháp điều trị riêng biệt nào đối với các vết rạn da như thế này. Theo thời gian, da của bạn sẽ co lại và các vết rạn sẽ mờ dần hình thành các vết sẹo mờ màu trắng.
Ngăn ngừa rạn da
Một vài loại kem quảng cáo rằng sẽ loại trừ được vết rạn da ngay khi sử dụng song không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho những nhận định đó. Cũng không có nhiều dẫn chứng chỉ ra rằng việc bôi các loại kem hoặc dầu có thể ngăn ngừa rạn da ngay trong lần đầu tiên sử dụng.
Một bản đánh giá từ hai nghiên cứu đánh giá hai loại kem ngừa rạn da cụ thể trên thị trường đã chỉ ra rằng việc xoa bóp da có thể ngăn ngừa hiện tượng rạn da khi mang thai.
Một số nghiên cứu đề xuất nếu trước khi mang thai người phụ nữ đó bị rạn da thì việc ngăn ngừa chỉ có thể mang lại hiệu quả rất ít thậm chí là không gì cả song với trường hợp những đối tượng bị rạn da ở độ tuổi dậy thì thì việc sử dụng các loại kem lại có khả năng hiệu quả đối với họ.
Tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để chỉ ra rằng việc dùng kem hay xoa bóp da có thể ngăn ngừa hiện tượng rạn da hay không.
(nguồn st)