Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần “chuẩn” nhất

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần “chuẩn” nhất

 

Mới đây, WHO đã công bố bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần vào năm 2017 và áp dụng cho cả các mẹ đang mang thai người Việt.

Trong quá trình mang thai, cân nặng và chiều dài của thai nhi theo từng tuần là một trong những yếu tố giúp bác sĩ xác định em bé có đang phát triển bình thường hay không. Và bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần là cơ sở để bác sĩ tham khảo và đưa ra lời khuyên dành cho mẹ.

Cách đo cân nặng và chiều dài dành cho trẻ

Mẹ có biết, từ những tuần đầu thai kỳ trẻ đã có những chỉ số cân nặng cũng như chiều dài khác nhau. Vì vậy, nếu kết quả siêu âm cho thấy trẻ của mẹ đang nhỏ hơn hoặc lớn hơn bình thường thì mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi kết quả và bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần này chỉ mang tính chất tương đối.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần

Từ tuần đầu cho đến khoảng tuần thứ 20, các bác sĩ sẽ lấy chỉ số chiều dài thai nhi từ đầu đến mông do lúc này chân của trẻ đang cuộn tròn với phần thân trên của cơ thể. Khi trẻ đến nửa cuối thai kỳ, chỉ số này sẽ được đo từ đầu đến chân.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần

Sau đây, là bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần do WHO công bố:

 Tuần tuổi Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 8  1.6 cm 1 g
Tuần thứ 9  2.3 cm 2 g
Tuần thứ 10  3.1 cm 4 g
Tuần thứ 11  4.1 cm 7 g
Tuần thứ 12  5.4 cm 14 g 
Tuần thứ 13  7.4 cm 23 g
Tuần thứ 14  8.7 cm 43 g
Tuần thứ 15  10.1 cm 70 g
Tuần thứ 16  11.6 cm 100 g
Tuần thứ 17  13 cm 140 g
Tuần thứ 18  14.2 cm 190 g
Tuần thứ 19  15.3 cm 240 g
Tuần thứ 20  16.4 cm 300 g 
Tuần thứ 21  25.6 cm 360 g
Tuần thứ 22  27.8 cm 430 g
Tuần thứ 23  28.9 cm 501 g
Tuần thứ 24  30 cm 600 g
Tuần thứ 25  34.6 cm 660 g
Tuần thứ 26  35.6 cm 760 g
Tuần thứ 27  36.6 cm 875 g
Tuần thứ 28  37.6 cm 1005 g
Tuần thứ 29  38.6 cm 1153 g
Tuần thứ 30  39.9 cm 1319 g
Tuần thứ 31  41.1 cm 1502 g
Tuần thứ 32  42.4 cm 1702 g
Tuần thứ 33  43.7 cm 1918 g
Tuần thứ 34  45 cm 2146 g
Tuần thứ 35  46.2 cm 2383 g
Tuần thứ 36  47.4 cm 2622 g
Tuần thứ 37  48.6 cm 2859 g
Tuần thứ 38  49.8 cm 3083 g
Tuần thứ 39  50.7 cm 3288 g
Tuần thứ 40  51.2 cm 3462 g

Theo các chuyên gia cho biết, tăng cân khi mang thai lý tưởng nhất mẹ chỉ nên tăng từ khoảng 10-15kg. Với các mẹ mang thai đôi thì cân nặng có thể tăng đến 20kg và tùy thuộc theo thể trạng của từng người. Với ba tháng đầu tiên, do ốm nghén thai kỳ nên trọng lượng của mẹ không thay đổi gì nhiều, nhưng khi qua thời kỳ ốm nghén cân nặng sẽ tăng lên theo các giai đoạn phát triển của thai nhi.

Làm gì khi thai thừa cân và thiếu cân so với bảng tiêu chuẩn?

Khi thai nhi bị thừa cân, đồng nghĩa với việc thai nhi quá to dẫn đến nhiều nguyên nhân khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí nguy hiểm hơn là có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ.

Khi trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nhiều nguy cơ như: Bị hạ đường huyết, do nồng độ insulin của mẹ cao và sau khi sinh bị hạ xuống đột ngột trong khi hệ thống nội tiết của trẻ không kịp điều chỉnh. Điều này dẫn đến một loạt các hiện tượng như suy tuần hoàn, suy tim, suy hô hấp hay hạ thân nhiệt… Thậm chí,nếu không có kế hoạch dinh dưỡng hợp lý và khoa học thì trẻ dễ rơi vào tình trạng béo phì và rất khó giảm cân, cùng với nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, trầm cảm và tiểu đường, ung thư.

Thai nhi bị thiếu cân so với bảng tiêu chuẩn thai nhi theo tuần cũng làm cho các mẹ đáng lo lắng. Vì để tình trạng thai nhi thiếu cân kéo dài, thì khi trẻ ra đời thường có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên nhiều trẻ thiếu cân sẽ rất dễ bị mắc các chứng bệnh như: Viêm phổi, đa hồng cầu… Kèm theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ , giảm các chỉ số IQ và cả chỉ số phối hợp – vận động về sau khi trẻ đã bước vào giai đoạn trưởng thành so với những trẻ đủ cân khác.

Sự thật đằng sau mức cân nặng của bà bầu

Cân nặng của bà bầu có tỷ lệ thuận với cân nặng của thai nhi. Cứ mỗi 1 kg mẹ tăng thêm khi mang thai, bé cưng sẽ nặng thêm 7,35 gram. Tuy nhiên, không vì vậy mà các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu tăng cân quá mức, bởi nhiều nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra với cả mẹ và bé khi cân nặng của mẹ vượt…

Dinh dưỡng hợp lý khi mang thai

Việc điều chỉnh việc thừa cân hay thiếu cân trong thai kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ. Nên việc mẹ cũng thừa cân hay thiếu cân cũng trở nên quan trọng không kém trong suốt quá trình mang thai.

Với những mẹ thiếu cân, thì mẹ nên tập trung bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe và quan trọng hơn cả là việc chuẩn bị sẵn sàng cho thai kỳ sắp tới. Bằng cách, bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp có công thức đặc biệt được thiết kế dành riêng cho bà bầu. Những công thức thuốc bổ thường có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai như: vitamin, khoáng chất và DHA hay EPA.

Kèm theo đó là mẹ bầu thừa cân, chế độ dinh dưỡng hằng ngày nên tránh ăn những thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, đường và tinh bột để tránh nguy cơ tiểu đường thai nhi và tránh việc tăng cân nặng bất thường của trẻ. Cần kết hợp thêm các bài tập yoga dành riêng cho mẹ, để mẹ vừa được hoạt động thể chất vừa được thư giản, giảm stress khi mang thai.

Dựa vào bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần năm 2017 mẹ hoàn toàn có thể đọc các chỉ số và so sánh để có những điều chỉnh hợp lý cho sự phát triển của thai nhi.

Trả lời

error: Content is protected !!
">