Hướng dẫn vệ sinh từ đầu đến chân cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh cho bé luôn là vấn đề quan trọng mà mọi gia đình gặp phải trong thời gian đầu. Hướng dẫn vệ sinh từ đầu đến chân cho trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có một cái nhìn tổng quan hơn trong việc giúp bé vừa khỏe mạnh lại thông minh hơn. Hãy cùng tìm hiểu các bước cơ bản nhưng lại cực kỳ hiệu quả dưới đây !!
Hướng dẫn vệ sinh từ đầu đến chân cho trẻ sơ sinh

✅ Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Trong vô số những lo lắng về các cách chăm trẻ sơ sinh của các mẹ, đặc biệt là các mẹ lần đầu sinh con thì cách thay tã cho trẻ sơ sinh cũng là thắc mắc rất cần được giải đáp. Nghe thì dễ, nhưng thực ra cách mặc tã để làm sao cho bé thoải mái lại không đơn giản, có rất nhiều điều bố mẹ cần chú ý. Trước khi thay tã lót phải chuẩn bị thật đầy đủ để thay cho nhanh, nhất là về mùa đông. Trước khi thay tã cho bé phải hơ tã cho ấm, tay của người thay cũng phải hơ cho ấm rồi mới thay cho trẻ.

Tổng hợp các cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Để học cách thay tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần nhớ khi thay tã phải thật nhẹ nhàng, nếu động tác quá mạnh có thể làm đau bé. Dùng tay nắm nhẹ hai chân của trẻ, chủ yếu nắm chặt cổ chân, rồi nhẹ nhàng nâng đùi, nhấc mông rời khỏi tã, dùng tay phải trải tã khô ra và quấn lại. Chú ý tã phải đặt ở giữa mông.

Cách thay tã cho bé gái

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh mà đặc biệt là bé gái thì mẹ cần chú ý về cách lau. Trước hết mẹ dùng một tay đỡ 2 chân bé lên, tay còn lại dùng khăn mềm ấm hoặc khăn ước không mùi lau sạch chất bẩn dính vào da bé.

Cách lau như sau: gấp miếng khăn lại, vừa đủ cầm, lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn, không lau rửa sâu bên trong. Sau đó, lâu khô lại bằng một miếng khăn mền khác, rồi thoa 1 lớp thật mỏng loại kem mỡ phù hợp với da bé để tránh bị hăm, hoặc nổi mẩm đỏ.

Lạm dụng phấn rôm cho bé gái sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Cách thay tã cho bé trai

Dùng một miếng khăn ẩm lau phía dưới dương vật và phía trên tinh hoàn, hướng về phía hậu môn. Lau khô lại bằng một miếng khăn mềm khác. Sau đó thoa một lớp mỏng kem mỡ xung quanh “vùng kín” và trên mông bé để tránh nổi đỏ dị ứng. Khi thay tã cho bé trai bạn bạn cần chú ý tránh việc bé có thể “tè” và bắn thẳng vào người bạn bất cứ lúc nào. Vì thế, bạn nên dùng một miếng tã hoặc khăn mềm che “vùng kín” của bé trong lúc thay tã.

Đối với bé đã được cắt bao quy đầu, bạn cần phải vệ sinh khu vực này một cách nhẹ nhàng và cẩn thận, dùng một miếng gạc mỏng thấm thuốc sát trùng, kháng viêm đặt trên đầu của dương vật bé. Dương vật sẽ mất khoảng một tuần để lành lại.

Mẹ cũng không nên quá lo lắng về việc cắt bao quy đầu ở bé trai

Nếu bạn nhìn thấy đầu dương vật của bé hơi sưng đỏ, có một lớp màng vàng hoặc dịch màu vàng xuất hiện thì đây là dấu hiệu bình thường, bạn chỉ cần bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.

Cách mặc tã cho bé thoải mái với 5 chú ý:

  • Nên thay tã thường xuyên

Có nhiều trường hợp vì tiết kiệm bỉm tã nên bố mẹ chỉ thay tã cho bé khi tã đã vấy bẩn. Nhưng chẳng phải ngạc nhiên khi biết đây chính một trong những lỗi phổ biến nhất hiện nay. Trẻ sẽ dễ bị hăm tã, rôm sảy nếu mẹ để bỉm quá lâu, không thay tã cho bé trong một thời gian dài. Thông thường, cách thay tã cho trẻ sơ sinh cần chú ý, kể cả những miếng tã trắng tinh nhưng sử dụng trong nhiều tiếng thì mẹ cũng cần nên thay. Đặc biệt khi bé đi đại tiện mẹ cần thay tã ngay.

Sau khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ thì nên thay dù có bẩn hay không mẹ nhé!
  • Cần “thả rông” cho con vài lần trong ngày

Để bảo vệ da cho bé yêu, mỗi ngày mẹ nên cho bé “thả rông” vài lần để vùng da được thông thoáng. Mặc dù thay tã cho trẻ sơ sinh thường xuyên nhưng không có thời gian thở cũng dễ khiến da bé bị bí bách, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng rôm sảy, nổi mẩn đỏ.

  • Không nên lạm dụng dùng các sản phẩm dưỡng da trước khi mặc tã

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh hiện ở các mẹ hiện nay đó là đa phần các mẹ sẽ bôi một lớp mỏng kem dưỡng trước khi thay tã cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chúng chính những lớp kem phấn này là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị hăm tã hơn. Để tránh phiền toái mẹ chỉ nên sử dụng lúc cần thiết.

Mẹ nên vệ sinh da bé bằng nước ấm.
  • Dùng tã đúng kích cỡ

Tã cho trẻ sơ sinh thường có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng tháng tuổi. Vì vậy, mẹ cần lựa chọn size tã phù hợp. Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng cho con mặc tã lớn hơn 1 size nhằm giúp bé thoải mái. Nhưng thực tế chúng khiến bé vận động khó khăn hơn. Đồng thời tăng nguy cơ tràn nước tiểu hoặc chất thải của bé ra ngoài. Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi sử dụng tã vải lót sẽ thoải mái hơn là việc dùng tã quần cho bé.

  • Lựa chọn thương hiệu uy tín

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tã. Kế cả tã vải hay tã bỉm, mẹ nên lựa chọn loại tã có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ thông tin sản phẩm từ những thương hiệu uy tín. Việc lựa chọn tã không cẩn thận làm tăng nguy cơ dị ứng, hăm, nổi mẩn đỏ, thậm chí viêm nhiễm, nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu của bạn.

? Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách là biện pháp chủ yếu để giữ cho da luôn sạch sẽ. Chất bẩn bám trên da thường có lượng lớn vi trùng, vì thế cần thường xuyên tắm rửa. Tắm còn giúp cho tuần hoàn máu thông suốt hơn, giúp cho quá trình trao đổi chất, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, nó có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển. Khi tắm cho trẻ sơ sinh sẽ có điều kiện theo dõi làn da của trẻ xem có chỗ nào bất thường không, tắm cũng là một cách xoa bóp toàn bộ cơ thể trẻ.

Sau khi trẻ chào đời khoảng một tuần, rốn đã bong thì có thể tắm cho trẻ ở nhà, nếu mọi sự đều bình thường thì hằng ngày nên tắm đều cho trẻ. Tùy thuộc vào thời tiết, mùa hè nóng nực thì ngày tắm hai lần, trời lạnh thì giảm bớt, đảm bảo số lần tắm hợp lý. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách:

  • Nếu rốn bé chưa rụng, khi tắm mẹ nên để ý không được làm ướt rốn của bé.
  • Nhiệt độ phòng tắm khoảng 22 độ C, nhiệt độ nước khoảng 38 – 40 độ C là tốt nhất.
  • Thời gian thích hợp mỗi lần tắm cho trẻ sơ sinh không nên quá dài, chỉ cần 5 – 7 phút là đủ.
  • Chuẩn bị tất cá các dụng cụ tắm cần thiết bao gồm: khăn tắm, áo quần, tã lót, khăn sữa, cốc nhựa, nước tắm, chậu, dầu tràm, phấn rôm, sữa tắm.
  • Để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, trước hết cần chuẩn bị nước ấm vào bồn tắm dành riêng cho bé, cẩn thận kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp trước khi tắm cho trẻ sơ sinh.
  • Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm thường rất nhạy cảm, vì vậy tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách trước hết phải cẩn thận lựa chọn sản phẩm tắm.
  • Hiện nay, các loại thảo dược tắm gội cho bé được nhiều mẹ tin dùng giúp da bé mát mẻ, kháng khuẩn tốt và tránh nổi rôm sảy hay mẩn ngứa. Đặc biệt, khi massage sẽ giúp lấy đi phần lông măng, da bé sạch sẽ, hết vặn mình ngứa ngáy.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bước 1:Lau mắt, mặt và gội đầu cho bé

Kẹp chặt em bé vào bên hông, tay đỡ dưới gáy bé. Dùng khăn thấm nước ấm, để lên lòng bàn tay và lau từ góc trong mắt bé lau ra ngoài. Sau đó lau mặt và đầu cho bé, rồi dùng ngón tay massage nhẹ nhàng trên đầu bé với sữa tắm. Bịt tai em bé lại, dùng ca nhỏ múc nước để làm sạch đầu em bé. Dùng khăn khau khô mặt và đầu bé.

Bước 2:Thoa sữa tắm cho bé

Đặt bé lên lưới tắm. Lấy sữa tắm và thoa bắt đầu từ cổ, kẽ tay và đến nách của bé. Dùng tay nâng bé nghiêng sang một bên và tắm từng bên cho bé.

Bước 3: Tắm lại bằng nước

Cho bé vào chậu nước với mực nước khoảng 2/3 chậu. Một tay đỡ vai, cổ và đầu bé, tay còn lại vớt nước để tắm cho bé. Vừa tắm vừa dùng tay vận động tay, chân cho bé. Sau đó úp ngược em bé lại, để đầu bé nằm nghiêng trên cánh tay và dùng tay còn lại tắm phần lưng cho bé.

Bước 4: Làm vệ sinh sau khi tắm cho bé 

Sau khi tắm cho bé, nâng bé ra ngoài, đặt vào khăn lông và lau khô. Sau khi lau người cho bé, đội mũ, mặc quần áo và đi tất chân, tất tay và đóng tã cho bé.

Để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ cần chú ý từng bước một

?? Vệ sinh mắt, mũi, miệng, tai cho trẻ sơ sinh

Các bệnh thường xảy ra tại các vùng mắt, mùi, miệng, tai của bé. Vậy nên vệ sinh chúng đúng cách sẽ giúp mẹ bớt đi phần nào lo lắng sức khỏe của bé. Tuy nhiên để vệ sinh mắt, mũi, miệng, tai đúng cách, mẹ cũng nên xem những bước cơ bản dưới đây để áp dụng đúng cách nhé:

Vệ sinh mũi, tai cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh chỉ có thể thở bằng mũi, nếu mũi bị tắc sẽ ảnh hưởng đến thở, nếu nghiêm trọng sẽ gây ra khó thở. Do vậy, cần thường xuyên chú ý quan sát lỗ mũi của bé, luôn lâu sạch gỉ mũi và nước mũi cho bé, động tác phải hết sức nhẹ nhàng, không đụng chạm mạnh làm sây sước viêm mạc mũi.

Trẻ con động đậy liên tục, vì thế phải dùng một tay giữ đầu của bé cho yên, rồi dùng tăm bông xoay nhẹ trong mũi để gạt bỏ gỉ mũi, nhưng chú ý không đưa sâu quá. Trường hợp mũi đông cứng thành từng cục thì không được dùng sức mà cạy mà phải nhẹ nhàng lấy tăm bông thấm nước xoay nhẹ để gỉ mũi mềm ra mà dễ lấy.

Với những rấy bẩn trong lỗ tai, mẹ nên dùng tăm bông để lấy ra, nhưng chỉ lấy ở phần ngoài không được ngoáy vào quá sâu trong lỗ tai, gây tổn thương phía ngoài màng nhĩ.

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Hàng ngày trước khi rửa mặt, cần rửa mắt trước thật sạch, phải chú ý lau sạch gỉ mắt. Nếu gỉ mắt nhiều thì phải nhỏ thuốc, nhỏ từng mắt, mỗi mắt một giọt, ngày 4 lần. Sau khi sinh khoảng 3 tháng, sáng sớm khi bé thức dậy ở khỏe hoặc vành mắt có đọng gỉ mắt, đôi khi trong tròng mắt bé nhoáng nước mắt. Đó có thể là do lông mi đâm ngược vào mắt, kích thích giác mạc, gây trào nước mắt hoặc sinh ra gỉ mắt. Khi đó dùng tay nhẹ nhàng vạch mí mắt ra, làm cho lông mi tách khỏi tròng đen là được. Sau nửa tháng, hiện tượng này tự nhiên sẽ giảm hẳn.

Mắt trẻ sơ sinh cần được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh

Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh rất non, tuyệt đối không gây bất kỳ sây xước nào. Chỗ nổi lên trên lợi màu trắng xám bên cạnh răng hoặc cục mỡ ở phía trong hai má đều là hiện tượng bình thường, không cần chích hoặc cắt. Miệng của trẻ thường bị đóng các mảng trắng do cặn sữa đọng lại. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ trẻ dễ mắc chứng tưa lưỡi, nấm lưỡi hoặc đen miệng. Theo các chuyên gia mẹ có thể rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên từ 2 – 3 ngày/lần.

Để rơ lưỡi cho trẻ, trước hết mẹ cần chuẩn bị dung dịch nước muối sinh lý, miếng gạc rơ lưỡi sạch. Sau đó tiến hành rơ lưỡi theo các bước:

Bước 1: Rửa tay thật sạch với xà phòng kháng khuẩn, lâu khô tay rồi quấn miếng gạc vào ngón trỏ tay thuận.

Bước 2: Bế bé trên tay, nhúng gạc vào phần nước muối sinh lý. Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng rồi nhẹ nhàng cho tay vào miệng. Mẹ rơ bắt đầu từ hai bên má của trẻ rồi lần lượt di chuyển đến các khu vực khác trong vòm miệng. Sau cùng tập trung rơ sạch vùng lưỡi để loại bỏ cặn sữa. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.

? Cắt móng tay cho bé

Móng tay bé mọc nhanh trong những tháng đầu đời, cho nên mẹ cần phải cắt tỉa cho bé mỗi tuần 1-2 lần. Riêng đối với hai ngón cái, thời gian này có thể giãn cách ra lâu hơn với các ngón còn lại. Sau 6 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con mỗi tháng 1-2 lần mà thôi. Nếu để móng tay của bé quá dài, bé sẽ có thể tự làm bị thương chính mình.

? Cắt tóc cho bé

Tóc của bé được hình thành từ tuần 24 của thai kì và nó sẽ phát triển cho đến lúc được sinh ra. Đó được gọi là tóc máu, có tác dụng bảo vệ vùng thóp cho bé. Tất nhiên chúng vẫn cứ dài ra, nên bố mẹ cần cắt tóc cho bé. Tuy nhiên, việc này lại không đơn giản.

  • Không nên cắt tóc khi bé chưa đủ 5 tháng tuổi
  • Không cắt tóc khi bé mới bệnh dạy, không khỏe, nhát chơi, nhát ăn, …
  • Trẻ con thường không chịu ngồi yên khi cắt tóc nên rất nguy hiểm. Vì vậy bố mẹ cần cẩn thận vấn đề này và thao tác cắt phải nhanh gọn.
  • Sau khi cắt xong, tắm lại bằng nước ấm để vụn tóc không còn bám lại gây ngứa ngáy cho bé.

Mẹ nên lưu ý thêm những gì khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn kém, rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy nên trước khi làm động tác chăm sóc cho bé, cần phải rửa tay sạch, sạch sẽ là một yêu cấu thường xuyên. Khi người lớn bị cảm cúm thì tốt nhất là không tiếp xúc với bé. Khi cần thiết phải tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang.

Mẹ là người tiếp xúc với bé nhiều nhất, nên việc giữ gìn vệ sinh của mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bản thân mẹ phải thường xuyên tắm rửa thay quần áo thường xuyên. Đồng thời để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, phải thường xuyên thay, giặt chăn, ga, gối, đệm cho bé.

Mẹ phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc trẻ

Sau khi sinh, bà mẹ phải nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục sức khỏe, bé cần môi trường yên tĩnh để ngủ. Thực tế do sức đề kháng yếu, bé rất dễ bị nhiễm trùng, bạn bè người thân đến thăm nom, nên chú ý giữ yên tĩnh, tránh ồn ào, không nên thăm quá lâu. Những động tác biểu hiện tình cảm như hôn hít áp mặt, áp má bé một cách thái quá đều gây bất lợi cho bé. Trong vòng một tháng sau khi sinh, không nên bế bé ra chỗ đông người.

(Nguồn st)

Trả lời

error: Content is protected !!
">