Tại sao trẻ lại thích mút tay? Hiểu được lý do mẹ chẳng còn ngăn cấm
Tại sao trẻ thích mút tay?
Với những em bé, hiểu biết đầu tiên về thế giới bắt đầu từ miệng. Đối với trẻ, bộ não chưa phát triển hoàn chỉnh nên chỉ coi bàn tay là một vật bên ngoài chứ không phải là một bộ phận trên cơ thể. Do đó trẻ muốn khám phá vật này bằng cách cho tay vào miệng mút.
Các bé thường dùng miệng để mút tay, cắn đồ chơi và bất cứ thứ gì cho được vào miệng. Từ khi bắt đầu, bé mút toàn bộ bàn tay rồi dần dần mút các ngón tay. Điều này đòi hỏi sự phối hợp của hệ thống cảm giác và hệ thống vận động của bé. Việc hoàn thành thành công hành động này cho thấy khả năng kiểm soát hành động của bé đã được cải thiện rất nhiều. Nhờ mút tay mà bé thúc đẩy sự phối hợp của não và mắt.
Bên cạnh đó, việc mút tay cũng là hành động để bé tự xoa dịu bản thân, làm giảm sự lo âu căng thẳng. Nhiều người còn cho rằng tay bé cũng mềm như ti mẹ. Do đó khi bé mút tay cũng có cảm giác an toàn như đang được ti mẹ vậy.
Quá trình mút tay của bé
Hành động mút tay của bé cũng trải qua một quá trình từ thô tới tinh. Với những em bé 1-2 tháng tuổi chưa có khả năng tự mở bàn tay thì chỉ có thể đưa cả nắm tay lên miệng và mút. Khi bé được 3 tháng tuổi thì bắt đầu chuyển sang mút từng ngón tay. Hành động tưởng chừng như bình thường này lại là một quá trình chuyển biến phức tạp với bé. Cho tới khi bé mút được thành thạo riêng ngón tay cái thì lúc này đánh dấu sự phát triển trí tuệ vượt trội của bé.
Lưu ý:
Thông thường trẻ 3-4 tháng tuổi bắt đầu mút tay, đỉnh điểm lúc 7-8 tháng tuổi và giảm dần, biến mất sau 2 tuổi. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mút tay hay cấm cản con làm điều này. Việc cha mẹ nên làm là giúp con giữ được bàn tay sạch sẽ để có thể khám phá thế giới đầu đời một cách an toàn.
Moon/Theo Sohu